Trẻ nhét đồ chơi vào mũi thì làm thế nào? | Wellbeing

Dị vật ở mũi rất thường gặp ở trẻ nhỏ, vì khi chơi trẻ thường nghịch ngợm, tò mò và không lường trước được hậu quả sau đó. Những vật trẻ có thể nhét vào mũi như là nút nhựa, khuyu áo, các loạt hạt (hạt lạc, hạt đậu, hạt na, hạt nhãn,…), nguy hiểm nhất là pin hình nút do có thể làm hoại tử các mô niêm mạc mũi vì chứa các thành phần hóa học. Vì thế bố mẹ cần lưu ý khi cho các con tự chơi một mình đồng thời nắm rõ các lưu ý sau đây nếu trẻ rơi vào tình huống nguy hiểm này.

di-vat-trong-mui-wellbeing

1. Tại sao dị vật trong mũi lại gây nguy hiểm cho trẻ:

Mũi gồm 2 hốc mùi, thông với môi trường bên ngoài qua 2 lỗ mũi ngoài, được chia bởi vách ngăn giữa. Mỗi hốc mũi có các cuốn mũi dưới, giữa và trên, các ngách giữa các cuốn mũi tương đối nhỏ nhưng cũng có thể là nơi mắc lại của một số dị vật có kích thước nhỏ. Tuy nhiên, thường các dị vật ở mũi nằm ở vị trí sàn mũi.

giai-phau-di-vat-trong-mui-wellbeing

Khi có dị vật trong mũi, có thể trẻ sẽ kể với bạn vì những khó chịu trẻ gặp phải. Tuy nhiên, cũng có trường hợp dị vật nhỏ, trẻ không cảm nhận được, nhưng bố mẹ có thể nghi ngờ dị vật mũi ở trẻ từ những biểu hiện như: chảy nước mũi một bên và có mùi hôi, lâu ngày gây sưng phù có thể cản trở hô hấp, trẻ sẽ thấy khó thở, khò khè khi hoạt động gắng sức. Nếu dịch mũi có mủ hoặc lẫn máu, chứng tỏ dị vật đã ở trong mũi một thời gian.

Nguy hiểm nhất khi dị vật là pin, vì có chứa các chất hóa học bên trong lại chịu sự tác động của dịch tiết tại mũi, pin dễ bị phân hủy và gây hoại tử niêm mạc mũi. Khi này trẻ có thể xuất hiện chảy máu mũi một bên, dịch mũi chảy ra có mùi khẳm rất khó chịu. Đồng thời nếu cố lấy ra ngoài, pin có thể rớt xuống họng lại là nguyên nhân của một trường hợp dị vật đường thở thứ phát, gây ngạt vô cùng nguy hiểm.

2. Xử lý thế nào khi con có dị vật trong mũi?

Nếu bố mẹ phát hiện trẻ tự nhét đồ chơi, các loại hạt,… vào mũi nhưng không thể lấy ra được gây nên các dị vật trong mũi. Bố mẹ cần bình tĩnh thực hiện theo những hướng dẫn sau đến từ chuyên viên Wellbeing:

  • Bước 1: Dỗ dành, cố gắng trấn an, giữ trẻ bình tĩnh và tìm hiểu xem trẻ đã nhét gì vào mũi.
  • Bước 2: Hướng dẫn trẻ thở bằng miệng với nhịp thở bình thường. Yêu cầu trẻ không ngoáy mũi để tự lấy dị vật ra. Hoặc cố gắng hít thở mạnh để đưa dị vật vào trong (trẻ hay có phản xạ này khi có tắc nghẽn xảy ra trong mũi).

di-vat-trong-mui-tre-wellbeing

  • Bước 3: Sắp xếp đưa trẻ đến bệnh viện, để nhân viên y tế có thể lấy dị vật ra an toàn cũng như tiến hành các kiểm tra chuyên sâu khác.

Lưu ý:

  • Tuyệt đối không cố gắng lấy dị vật ra ngoài kể cả có nhìn thấy nó vì hành động này có thể đẩy dị vật xuống họng, nguy cơ trở thành dị vật đường thở.
  • Không cho trẻ ăn hoặc uống gì vào thời gian này vì trẻ có thể phải gây mê, gây tê để lấy dị vật ra.

 

Bài viết cùng danh mục