SƠ CỨU SẢN PHỤ: ĐỠ ĐẺ KHẨN CẤP – BẠN ĐÃ BIẾT CHƯA(P1)

Quá trình sinh nở của người phụ nữ là một quá trình tương đối phức tạp, là tập hợp của nhiều quá trình và hiện tượng khác nhau. Thường sẽ có tương đối nhiều thời gian để đưa sản phụ đến bệnh viện kiểm tra hoặc tìm sự giúp đỡ cho cô ấy, trước khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một tai nạn trong quá trình mang thai hoặc hiện tượng chuyển dạ sớm có thể làm sản phụ lo lắng. Hãy cùng Wellbeing trang bị những kiến thức cơ bản nhất về quá trình chuyển dạ để nếu gặp phải tình huống bất ngờ bạn phải thật bình tĩnh tìm cách giải quyết.

1. Những kiến thức cơ bản nhất về quá trình chuyển dạ:

Sơ cấp cứu cho sản phụ là kỹ năng bạn cần phải có để tự trang bị kiến thức cho bản thân nếu bạn là phụ nữ hoặc có thể tự xử trí những tình huống bất ngờ cho người thân, vợ của mình nếu bạn là đàn ông. Tuy nhiên, trước hết để hiểu và xử trí thật đúng cách, bạn cần nắm được một số khái niệm cơ bản nhất về quá trình chuyển dạ.

1.1. Giải phẩu bên trong cơ quan sinh dục nữ:

Hình ảnh dưới đây khái quát về cấu trúc giải phẫu, các thành phần bên trong của cơ quan sinh dục nữ.

 

giai-phau-trong-cơ-quan-sinh-duc-nu-wellbeing

Gồm những thành phần sau:

  • Buồng trứng: chứa trứng và có nhiệm vụ tiết các hoormon sinh dục

  • Vòi trứng: là con đường di chuyển của trứng từ buồng trứng đến tử cung

  • Tử cung: là một khối cơ trơn có hình nón cụt, đáy rộng ở trên, thông thương với 2 vòi trứng 2 bên và âm đạo ở phía dưới qua cổ tử cung

  • Cổ tử cung: bình thường dài 2-3cm, rộng 2cm. Lúc chưa sinh cổ tử cung tròn đều, mật độ chắc, lỗ ngoài cổ tử cung tròn, nhắn, có màu hồng, bóng. Sinh càng nhiều lần,lỗ ngoài cổ tử cung càng rộng ra theo chiều ngang và mềm hơn.

  • Âm đạo: phần nối tiếp của cổ tử cung và thông thương với môi trường bên ngoài thông qua lỗ âm đạo.

1.2. Các khái niệm cơ bản:

  • Chuyển dạ là một quá trình trong đó có sự xuất hiện các cơn co tử cung, gây nên hiện tượng xóa mở cổ tử cung nhằm tống xuất thai nhi và khối nhau ra ngoài qua đường âm đạo.

  • Khi vào quá trình chuyển dạ, sẽ xảy ra hiện tượng quan trọng nhất là sự xuất hiện của các cơn co tư cung. Các cơn co tử cung chuyển dạ có tính tự động, đều đặn, gây đau và tăng dần về cường độ cũng như tần số, quan trọng nhất là gây xóa mở cổ tử cung.

 

con-co-chuyen-da-wellbeing

Hình ành trên máy đo điện tử cơn co tử cung chuyển dạ

  • Tuy nhiên, ngoài chuyển dạ, cơ tử cung cũng có những co thắt hay còn gọi là cơn co Braxton-Hicks. Đây là những cơn co thưa, không đều, không gây đau, xuất hiện vào cuồi thai kỳ, không gây thay đỏi trên cổ tử cung

 

braxton-hicks-wellbeing

Hình ảnh trên máy đo điện tử cơn co Braxton-Hicks

  • Xóa cổ tử cung là kết quả của việc co các thớ cơ dọc của thân tử cung, kéo lên phía trên làm cổ tử cung mỏng đi.

  • Khi có cơn co tử cung chuyển dạ, làm cổ tử cung mở rộng da, đồng thời thai đi xuống cũng góp phần nong rộng cổ tử cung, hiện tượng cổ tử cung mở rộng ra gọi là mở cổ tử cung.

xoa-mo-co-tu-cung-wellbeing

1.3. Quá trình chuyển dạ diễn ra như thế nào?

Quá trình chuyển dạ có 3 giai đoạn: trong giai đoạn đầu tiên, đứa trẻ sẽ thay đổi vị trí một cách thích hợp cho quá trình đẻ; đứa trẻ được sinh ra ở giai đoạn hai, và trong giai đoạn ba, khối nhau thai (bánh nhau và dây rốn) được sổ ra ngoài.

  • Giai đoạn đầu:

+ Trong giai đoạn này, cơ thể người phụ nữ bắt đầu trải qua các cơn co thắt, cùng với áp lực của đầu em bé, khiến cho cổ tử cung (phần cổ của tử cung) mở ra. Các cơn co thắt trở nên mạnh hơn và thường xuyên hơn cho đến khi cổ tử cung được giãn hoàn toàn (mở) – khoảng 10cm (4in) – và sẵn sàng cho đứa bé được sinh ra.

+ Trong giai đoạn đầu tiên, nút nhầy bảo vệ tử cung khỏi bị nhiễm trùng được tống ra và dịch màng ối bao quanh đứa bé rỉ ra từ âm đạo. Giai đoạn này có thể mất vài giờ trong lần sinh đầu tiên, nhưng thường ngắn hơn trong những lần mang thai tiếp theo.

giai-doan-dau-chuyen-da-wellbeing

  • Giai đoạn thứ hai:

+ Một khi cổ tử cung đã giãn hoàn toàn, đầu đứa bé sẽ đè xuống đáy chậu của người mẹ, gây ra cảm giác mót rặn. Đường dẫn thai (âm đạo) căng ra khi đứa bé đi qua.

+ Đầu đứa bé thường sẽ ra đầu tiên, và phần thân được đỡ ra ngay sau đó. Giai đoạn chuyển dạ này thường kéo dài khoảng một giờ.

giai-doan-hai-chuyen-da-wellbeing

  • Giai đoạn ba:

+ Khoảng 10-30 phút sau khi đứa trẻ được sinh ra, bánh rau (cơ quan nuôi dưỡng thai nhi) và dây rốn sẽ được đẩy ra khỏi tử cung.

+ Tử cung bắt đầu co trở lại, đẩy bánh rau ra, sau đó vùng bánh rau bám vào sẽ co lại; điều này làm hạn chế chảy máu.

 

giai-doan-ba-chuyen-da-wellbeing

 

Xem thêm:

DRSCAB - Nguyên tắc sơ cấp cứu bạn bắt buộc phải nhớ

Bài viết cùng danh mục