SƠ CẤP CỨU: TRẦY DA, CHẢY MÁU DO CHÓ MÈO CẮN SƠ CỨU THẾ NÀO MỚI ĐÚNG? |WELLBEING

Dù là tổn thương rất nhỏ gây ra bởi động vật như chó, mèo thì vi khuẩn, vi-rút và kí sinh trùng từ miệng của động vật vẫn có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết thương trên da dẫn đến nhiễm trùng. Tình trạng này có thể gây đau, tổn thương mô hoặc đe dọa đến tính mạng. Hãy cùng Bác sỹ Wellbeing thực hiện các bước sơ cứu vết thương do động vật nhanh chóng với các vật dụng có sẵn từ Bộ dụng cụ an toàn - Túi sơ cứu ngay dưới đây:

Trường hợp 1: Với vết thương nông hoặc trầy da.

+Bước 1: Rửa sạch vết cắn với nước ấm và xà phòng để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng. Tốt nhất nên rửa vết cắn dưới vòi nước chảy ít nhất 15 phút.

+Bước 2: Sát trùng vết cắn bằng cồn i-ốt

+Bước 3: Lau khô vết cắn bằng gạc sạch/gạc vô khuẩn. Phủ gạc lên vết cắn để tránh tiếp xúc với bụi bẩn bên ngoài.

+Bước 4: Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để nhận được sự hỗ trợ.

Trường hợp 2: Với vết thương sâu và chảy nhiều máu.

+Bước 1: Dùng gạc sạch/ gạc vô khuẩn đặt lên vết thương và ấn mạnh để cầm máu.

+Bước 2: Dùng gạc sạch/ gạc vô khuẩn/vải sạch không xơ băng bó vết thương.

+Bước 3: Nếu nạn nhân còn tỉnh táo, ngay lập tức đưa nạn nhân đến cơ sở y tế. Nếu nạn nhân bị sốc do mất máu, cần sơ cứu sốc do mất máu và gọi cấp cứu 115.

LƯU Ý:Khi bị động vật cắn, cần:

+ Hỏi người nuôi dưỡng xem con vật đã được tiêm phòng dại trong vòng một năm chưa. Kể cả vết thương nhẹ và sơ cấp cứu tốt vẫn cần đưa nạn nhân tới cơ sở y tế để được đánh giá tiêm vắc-xin phòng dại và uốn ván. Vắc-xin phòng dại không gây tổn thương não.

Bài viết cùng danh mục