ẢNH HƯỞNG CỦA VẾT THƯƠNG LÒNG BÀN TAY VÀ CÁCH XỬ TRÍ

Vết thương lòng bàn tay gây ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động trong sinh hoạt của nạn nhân. Một vết thương sâu ở lòng bàn tay có thể làm đứt các gân và dây thần kinh ở bàn tay, làm mất cảm giác hoặc vận động ở các ngón tay. Ngoài ra, tổn thương cũng gây mất máu nhiều dẫn đến sốc cho nạn nhân.

Vì sao vết thương lòng bàn tay lại nguy hiểm? Bàn tay là bộ phận quan trọng của con người, hầu hết các hoạt động sinh hoạt đều có sự tham gia của bàn tay. Chức năng chính là cầm nắm và sờ mó. Bàn tay có cấu trúc phức tạp; da, gân, cơ, mạch máu, thần kinh… được chứa đưng trong một không gian nhỏ.

Vết thương lòng bàn tay dễ bị nhiễm trung vì hầu hết tai nạn xảy ra trong khi sản xuất. Ngoài ra điều trị và xử trí các vết thương bàn tay cũng khó khăn vì phải điều trị nhiều tổn thương xuất hiện đồng thời. Một vết thương sâu ở bàn tay có thể làm đứt các gân và dây thần kinh ở bàn tay, làm mất cảm giác hoặc vận động ở các ngón tay. Ngoài ra, bàn tay còn được cung cấp bởi nhiều mạch máu khiến cho các vết thương ở đây khố cầm máu và có thể gây sốc cho nạn nhân.

Xử trí các thương bàn tay như thế nào? Mục tiêu: Kiểm soát chảy máu và ảnh hương của sốc cho nạn nhân. Giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và bố trí đưa nạn nhân tới bệnh viện. Khi sơ cứu vết thương ở lòng bày tay, chúng ta sẽ thực hiện kỹ thuật băng số 8.

=>Bước 1: Ấn chặt một tấm gạc vô khuẩn hoặc gạc sạch vào vết thương lòng bàn tay nạn nhân để cầm máu.

=>Bước 2: Dùng gạc cuộn, băng 2 đến 3 vòng ban đầu ở cổ tay để cố định băng, đưa băng lên trên khỏi vết thương, cuốn một vòng, trả băng trở về theo hình số 8, tiếp tục cho đến khi kín vết thương

=>Bước 3: Kiểm tra xem máu có chảy ra khỏi vết thương hay không. Nếu có, tiếp tục dùng một cuộn băng để băng đè lên cuộn băng cũ. Nếu máu vẫn thấm qua hai cuộn băng, bỏ cả hai cuộn băng và băng mới.

=>Bước 4: Kiếm tra tuần hoàn của bàn tay bằng cách ấn vào đầu ngón tay ở bàn tay bị thương của nạn nhân. Nếu ngón tay ngay lập tức hồng trở lại, băng chặt vừa đủ. Nếu mất 2 – 3 giây đầu ngón tay mới hồng trở lại, băng quá chặt. Cần băng lại vị trí vết thương.

Trường hợp đặc biệt: Dị vật trong vết thương: Nếu có dị vật lớn ở vết thương, tuyệt đối không cố gắng lấy bỏ dị vật vì có thể gây chảy máu nghiêm trọng. Hãy dùng hai ngón tay ấn chặt lên hai mép của dị vật để cầm máu. Sau đó lót gạc đệm lên từng bên của dị vật và cẩn thận băng trùm lên dị vật và phần gạc đệm mà không ấn trực tiếp lên dị vật.

Nhanh chóng gọi cấp cứu 115 đồng thời theo dõi dấu hiệu sống của nạn nhân bao gồm mạch, nhịp thở và ý thức của nạn nhân. Sơ cứu vết thương chảy máu là một trong những nội dung quan trọng của chương trình đào tạo sơ cứu dành cho cán bộ, nhân viên của Công ty Cover Go Việt Nam. Hy vọng những kiến thức được trang bị tại chương trình sẽ góp phần tạo nên một môi trường làm việc ngày một an toàn. Cảm ơn Cover Go đã chung tay cùng Wellbeing vì một Việt Nam an toàn!

Bài viết cùng danh mục