SƠ CẤP CỨU HÓC DỊ VẬT| Wellbeing

Dị vật đường thở bị bỏ quên

Nguy hiểm khó lường.

----------------------------------------------------------------------------------

Thấy con liên tục ho khò khè, mẹ của bé gái 3 tuổi tại Đức Hòa, Long An đưa con đi khám nhiều nơi và được chẩn đoán là viêm phổi, theo dõi suyễn. 2 tháng trước đó bé đang ăn đậu phộng thì hóc sặc, có ói ra vài hạt đậu phộng, mẹ yên tâm nghĩ không còn dị vật nào dù con khò khè và hay ho kéo dài từ đó... Qua 3 lần tham vấn tận tình, giải thích rõ nguy cơ viêm phổi nặng nếu không loại bỏ dị vật từ bác sĩ, người nhà quyết định đồng ý nội soi. Tiến hành gây mê nội soi đường thở các bác sĩ phát hiện có hạt đậu phộng nằm gần bít lòng phế quản thùy dưới phổi trái kích thước 5 mm. Sau khi được các bác sĩ gắp dị vật ra, sức khỏe của bé dần ổn định, phổi bớt ứ khí, viêm phổi cải thiện và đáp ứng kháng sinh điều trị hiệu quả.

Chúng ta cần phải nghĩ tới dị vật khi trẻ đang chơi đang ăn đột nhiên ho, sặc sụa, tím tái, khó thở, ngạt thở có khi rất đột ngột. Nhiều trẻ có thói quen ngậm đồ chơi, nhặt các đồ vật lạ, thức ăn rơi vãi cho vào miệng rất dễ khiến dị vật lọt sâu vào đường thở mà bố mẹ không biết.

Đặc biệt, khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu của dị vật đường thở. Hãy cố gắng trấn an trẻ, yêu cầu trẻ thở bằng miệng với nhịp thở bình thường. Không nên quát mắng hay trách móc vì trẻ có thể sẽ giấu người lớn từ đó làm tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn.

Bài viết cùng danh mục